ỦY BAN MẶT TRẬN TQVN
THÀNH PHỐ BẢO LỘC
----------------
Số: /KH-UBMT
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
Bảo Lộc, ngày tháng 8 năm 2013
|
KẾ HOẠCH
Hướng dẫn
chuẩn bị, tổ chức Đại hội
Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam cấp phường, xã và
Đại hội
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
thành phố Bảo Lộc
lần thứ V,
nhiệm kỳ 2014-2019
Thực hiện
Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 20/05/2013 của Ban Bí thư “Về lãnh đạo Đại hội Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam”; Thực hiện Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Thông tri
số 24/TTr-MTTW-BTT, ngày 30/5/2013 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam Hướng dẫn Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tiến
tới Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ VIII;
Thực hiện
hướng dẫn số 11/HD-ĐHMT, ngày 21/6/2013 của Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh Lâm Đồng hướng dẫn Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp
tiến tới Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lâm Đồng lần thứ VII; Thực hiện
Chỉ thị số 23-CT/ThU, ngày 28/6/2013 của Ban Thường vụ Thành uỷ Bảo Lộc về tổ
chức Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các phường xã và Đại hội Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam thành phố Bảo Lộc lần thứ V, nhiệm kỳ 2014 – 2019.
Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Bảo Lộc xây dựng Kế hoạch hướng dẫn Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam các phường xã và cấp thành phố chuẩn bị, tổ chức Đại hội
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp phường xã và Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành
phố Bảo Lộc lần thứ V, nhiệm kỳ 2014-2019 như sau:
A. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Đại hội Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng nhằm tăng cường, phát huy
sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả
hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam trong tình hình mới; gắn việc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu
nước với thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IV,
Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ IX và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XI, lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam lần thứ VIII.
2. Đánh giá kết quả hoạt
động trong nhiệm kỳ qua, xây dựng chương trình hành động nhiệm kỳ tới nhằm góp
phần tích cực thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Nghị quyết
Đại hội Đảng các cấp đề ra. Tham gia góp ý kiến vào các văn kiện dự thảo của
Đại hội cấp trên.
3. Hiệp thương cử ra Uỷ
ban Mặt trận và cơ quan lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc cấp mình; cử đoàn đại biểu đi
dự đại hội Mặt trận cấp trên trực tiếp.
4. Tập hợp, động viên
các tầng lớp nhân dân thi đua yêu nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội
XI của Đảng ở từng địa phương, cơ sở.
5. Đại hội Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam các cấp phải được tập trung chỉ đạo, chuẩn bị chu đáo, đảm bảo
yêu cầu trang trọng, thiết thực, tiết kiệm, an toàn, đúng quy định của Điều lệ
và sự chỉ đạo của Trung ương; tạo sự phấn khởi, tăng cường đại đoàn kết và
quyết tâm cao trong các tầng lớp nhân dân.
B. CÔNG TÁC CHUẨN
BỊ, TỔ CHỨC ĐẠI HỘI
I. Về xây dựng dự thảo báo cáo tổng
kết nhiệm kỳ và dự thảo
chương trình hành động nhiệm kỳ tới.
* Về tiêu đề báo cáo: Có thể sử dụng cụm từ: Báo cáo chính trị trình bày tại đại hội hoặc báo
cáo tổng kết nhiệm kỳ …, Chương trình hành động nhiệm kỳ…
*Về chủ đề Đại hội: Có thể sử dụng cụm từ sau:
Tiếp tục phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam
… (xã, phường, thành phố)
trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới,
vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
* Nội dung dự thảo báo cáo: (Dự thảo báo cáo gồm các phần như sau):
Lời mở đầu:
Nêu khái quát bối cảnh, đặc điểm, tình hình (những
mặt thuận lợi và khó khăn về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và điều kiện
xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân của địa phương trong quá trình thực hiện
Nghị quyết của đại hội MTTQVN cấp tổ chức đại hội ở nhiệm kỳ trước.
Phần thứ nhất:
Tình hình khối đại đoàn kết dân tộc và kết quả thực hiện chương trình hành
động (của MTTQVN xã,
phường, thành phố) nhiệm kỳ qua.
1. Tình hình khối đại đoàn kết toàn dân:
Đánh giá tình hình, tâm trạng của nhân dân, các thành
phần xã hội: Nông dân, công nhân, viên chức và người lao động, doanh nhân,
thế hệ trẻ, phụ nữ, Cựu chiến binh, Người
cao tuổi, đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào các tôn giáo…
Kết quả xây dựng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết
toàn dân tộc: Nêu
rõ kết quả đoàn kết, tập hợp lực lượng nhân sỹ, trí thức, người tiêu biểu, chức
sắc tôn giáo, các thành phần kinh tế;
Việc “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong
các tầng lớp nhân dân; tổ chức “Ngày Hội đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân
cư hàng năm.
Những vấn đề còn bất cập, ảnh hưởng đến
khối đại đoàn kết toàn dân ở địa phương. (như: tác động của tình hình kinh tế,
sự phân hóa giàu nghèo, tình trạng khiếu kiện, niền tin v.v…).
2.
Tình hình, kết quả thực hiện chương
trình hành động nhiệm kỳ qua.
2.1. Công tác tập hợp, vận động, đoàn
kết các tầng lớp nhân dân, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc:
Nêu kết quả thực hiện đa
dạng hóa các hình thức tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân thông qua các
phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động; thông qua việc vận động thực
hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh; thông qua kết quả mở rộng tổ chức, tăng thêm thành viên, phát
triển đoàn viên, hội viên; thông qua việc phát huy vai trò của nhân sỹ, trí thức, chức sắc
tôn giáo, già làng dân tộc; thông qua việc tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn
dân ở khu dân cư (18/11) hàng năm.
2.2. Kết quả động viên các tầng lớp nhân dân tham gia thực
hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động,
thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã
hội:
Làm rõ kết quả
cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hoá ở khu dân cư” gắn với nội dung xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, xã
phường đạt chuẩn văn hóa; cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”; cuộc vận động
“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”,
nhân đạo từ thiện; thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh…
2.3. Kết quả vận động nhân dân phát huy quyền
làm chủ, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền trong sạch, vững mạnh:
Tập trung phản ánh các nội dung về công
tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; công tác tiếp xúc cử tri; tham
gia bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII, bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân 3 cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016;
kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, công tác lấy phiếu tín nhiệm đối với
Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND cấp xã; việc phát huy hoạt động của Ban Thanh
tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng; công tác hoà giải, giải quyết
những vấn đề bức xúc của dân.
2.4. Kết quả
công tác đối ngoại nhân dân:
Đánh giá kết quả công tác tuyên truyền
Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị; Chỉ thị 15 của Tỉnh ủy; công tác vận động, tập
hợp, phát huy người Việt Nam ở nước
ngoài và thân nhân của họ.
2.5. Kết quả củng cố tổ chức, đổi mới nội dung, phương
thức hoạt động:
Nêu rõ kết quả về củng cố, kiện toàn,
phát huy vai trò của Ban Thường trực, ủy viên
Ủy ban MTTQ (xã, phường, thành phố); kết quả hoạt động của Ban công tác
Mặt trận ở địa bàn dân cư; kết quả thực hiện Quy chế phối hợp công tác của Mặt
trận Tổ quốc - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân; phương thức phối hợp thống
nhất hành động với các tổ chức thành viên; việc xây dựng, nhân rộng các mô
hình, điển hình tiêu biểu trên các lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội quốc
phòng, an ninh…
3. Đánh giá
chung:
- Ưu điểm.
- Tồn tại, hạn chế.
- Nguyên nhân.
+ Nguyên nhân thành công.
+ Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém.
- Một số kinh nghiệm.
Phần thứ hai:
Phương
hướng nhiệm vụ, Chương trình hành động nhiệm kỳ tới:
Nêu
khái quát bối cảnh, tình hình, nhiệm vụ kinh tế, xã hội của địa phương
trong nhiệm kỳ mới, trong đó nêu một số chỉ tiêu cơ bản về kinh tế, xã hội, an
ninh quốc phòng và xây dựng hệ thống chính trị của địa phương trong nhiệm kỳ
tới để làm cơ sở xác định mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình hành động.
Nêu
khái quát những tác động của quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế thế
giới ảnh hưởng đến công tác đoàn kết, tập hợp nhân dân trong thời gian tới.
1. Phương hướng nhiệm vụ:
Tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
các tổ chức thành viên các cấp, tăng cường củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết
toàn dân ở địa phương, hướng mạnh về cơ sở, khu dân cư để triển khai các cuộc
vận động: "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" gắn
với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, " Ngày vì người nghèo"
và “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đẩy mạnh các phong trào thi đua
yêu nước, huy động sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân để vượt qua những khó
khăn, thách thức về kinh tế, xã hội; nâng cao các hoạt động giám sát và phản
biện xã hội, góp phần xây dựng cấp ủy đảng, chính quyền và hệ thống chính trị
vững mạnh, đi đôi với phát huy tốt hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân. Không
ngừng xây dựng và củng cố về tổ chức, đổi mới hơn nữa nội dung và phương thức
hoạt động của Mặt trận, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối
đoàn kết dân tộc trong điều kiện mới.
2. Chương trình
hành động nhiệm kỳ tới:
2.1. Đa dạng hóa
các hình thức tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, phát
huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh.
Đẩy
mạnh tuyên truyền, quán triệt tư tưởng, quan điểm đại đoàn kết toàn dân tộc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh và của nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; tiếp tục tuyên truyền,
quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương của nghị quyết Hội nghị BCH Trung
ương Đảng lần thứ VII "Về
phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh"; "Về công tác Dân tộc"; "Về công
tác tôn giáo" đến mọi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân;
tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Đẩy
mạnh việc mở rộng, đa dạng hóa các hình thức vận động, tập hợp, đoàn kết rộng
rãi các tầng lớp nhân dân; thông qua các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc
vận động xã hội thực hiện thắng lợi các chương trình, mục tiêu, kế hoạch phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở địa phương làm mục tiêu chung; luôn lắng nghe ý
kiến và nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân để phản
ảnh, kiến nghị với cấp ủy đảng, chính quyền, bảo đảm thực hiện tốt vai trò đại
điện của MTTQ trước nhân dân.
Tăng
cường công tác vận động, tập hợp và phát huy vai trò của các vị tiêu biểu,
người uy tín, lực lượng cốt cán trong cộng đồng dân cư, các dân tộc, các tôn
giáo, đoàn kết giữa những người theo tôn giáo với những người không theo tôn
giáo. Không ngừng tuyên truyền, vận động, giám sát việc thực hiện bảo tồn và
phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa của các dân tộc, những cơ chế, chính sách
bảo đảm sự phát triển mọi mặt của các dân tộc thiểu số; tôn trọng và phát huy
các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các dân tộc, của các tôn giáo đi đôi với
việc loại trừ các hủ tục, mê tín dị đoan; chăm lo những người gặp khó khăn
trong cuộc sống, gia đình chính sách, các nạn nhân chất độc da cam/dioxin; đấu
tranh với những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch tìm cách chia rẽ nội
bộ nhân dân, chia rẽ nhân dân Việt nam với nhân dân các nước khác, phá hoại
khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam.
Tăng
cường mở rộng tổ chức, phát triển thành viên, đoàn viên, hội viên của các tổ
chức đoàn thể; Mở rộng tập hợp, đoàn kết nhân dân vào các tổ chức quần chúng, hoạt
động theo ngành nghề, giới, lĩnh vực có nhiều đóng góp thiết thực cho xã hội, bảo
đảm tính chính trị, xã hội, tiêu biểu và thiết thực.
Nâng
cao chất lượng và hiệu quả việc tổ chức Ngày hội đoàn kết toàn dân ở khu dân
cư, không ngừng khơi dậy truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa các tầng lớp nhân
dân ở cộng đồng dân cư; giữa cán bộ, đảng viên với nhân dân theo phong cách
“Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với nhân dân”, đồng
thời nâng cao nhận thức, phát huy truyền thống vẻ vang của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, biểu tượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc qua các thời kỳ cách
mạng.
2.2. Tiếp tục đẩy
mạnh các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi
các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của địa phương:
Đẩy
mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động; nâng cao chất lượng
hai cuộc vận động do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động là
cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư"
và cuộc vận động "Ngày vì người nghèo" nhằm thực hiện thắng
lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn
lực của địa phương nhằm xoá đói, giảm nghèo, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hoá vì "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Trên
cơ sở đó, cần đưa ra những công việc cụ thể của Mặt trận và các tổ chức thành
viên theo từng nhiệm vụ: lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, các hoạt động
kinh tế, xã hội, văn hóa, y
tế, giáo dục, thể dục thể thao,dân số, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, giữ gìn trật tự xã hội ...
2.3. Chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tham gia
xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh đồng bộ:
Tổ
chức, động viên nhân dân có những việc làm thiết thực để xây dựng Nhà nước của
dân, do dân, vì dân trong sạch vững mạnh; tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng để
Đảng thực sự xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân (thực hiện tốt vai trò
giám sát và phản biện xã hội; tuyên truyền phổ biến pháp luật; xây dựng cho dân
ý thức "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật"; tập hợp ý
kiến, kiến nghị của nhân dân về mọi mặt để phản ảnh cho Đảng, chính quyền địa
phương; tổ chức tốt hơn nữa các hình thức giám sát cơ quan Nhà nước, đại biểu
dân cử về việc thực hiện chính sách, pháp luật, giám sát cán bộ, viên chức và
đảng viên ở khu dân cư về việc làm, đạo đức, lối sống v.v...).
2.4. Mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối
ngoại nhân dân.
Phối
hợp đẩy mạnh các hoạt động ủng hộ chính nghĩa bảo vệ chủ quyền biển đảo, chủ
quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc Việt Nam; đẩy mạnh công
tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 15 của Tỉnh
ủy, tăng cường công tác vận động, tập hợp, phát huy người Việt Nam ở nước ngoài và thân nhân của
họ.
2.5. Kiện toàn tổ
chức tổ chức, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc và Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư:
- Về Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam ,
Ban Thường trực, bộ máy chuyên trách và lực lượng cán bộ của mặt trận các cấp,
trong đó chú trọng các cán bộ chuyên trách và lực lượng cộng tác viên, tư vấn.
- Về Ban Công tác Mặt
trận ở khu dân cư và các tổ chức như Ban Thanh tra nhân dân; Tổ tự quản, hoà
giải ... ở cộng đồng dân cư.
- Về nội dung và phương
thức hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mỗi cấp và ban Công tác Mặt
trận ở khu dân cư cần làm thế nào cho có hiệu quả (rút ra từ thực tiễn địa
phương).
* Về thời gian các bước
tiến hành:
1. Đối với cấp phường xã:
- Bước 1: Chậm nhất trước 15 ngày khai mạc đại hội, dự thảo xong văn
kiện và tổ chức lấy ý kiến góp ý của các tổ chức thành viên, của các Ban công
tác Mặt trận.
- Bước 2: Tiếp thu ý kiến đóng góp của các tổ chức thành viên, các Ban
công tác Mặt trận tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo báo cáo và thông qua Ban thường
trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường xã. Chậm nhất trước 10 ngày đại
hội.
- Bước 3: Hoàn chỉnh, in ấn.
2. Đối với cấp thành phố:
-
Bước 1: Ban thường trực UBMTTQ thành phố dự thảo văn kiện đại hội gửi các tổ
chức thành viên, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của địa phương đã nghỉ hưu và
các đồng chí cán bộ Mặt trận qua các thời kỳ; các chuyên gia trên các lĩnh vực và
Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các phường, xã đóng góp ý kiến. Thời gian: từ
tháng 10/2013 đến trước tháng 3/2014.
- Bước 2: Tiếp thu ý kiến đóng góp của các tổ chức thành viên, các đồng
chí lãnh đạo chủ chốt của địa phương đã nghỉ hưu và các đồng chí cán bộ Mặt
trận qua các thời kỳ; các chuyên gia trên các lĩnh vực và Đại hội Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam các phường, xã tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo. Xong trước tháng 4/2014.
- Bước 3: Hoàn chỉnh, in ấn.
II. Báo cáo kiểm điểm hoạt động của UBMTTQ nhiệm kỳ qua:
Báo cáo cần đi sâu làm rõ:
- Tình hình tổ chức của Ủy ban MTTQ nhiệm
kỳ qua: số lượng, cơ cấu, biến động, bổ sung, thay thế. ..
- Bối cảnh và kết quả hoạt động của Ủy
ban MTTQ: thuận lợi, khó khăn, ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân…
- Đánh giá
trách nhiệm của Ban Thường trực trong tổ chức thực hiện Chương trình hành động
của Đại hội nhiệm kỳ qua.
III. Về thảo
luận các dự thảo văn kiện:
- Thảo luận các dự thảo văn kiện trước
Đại hội:
Việc tổ chức thảo luận góp ý dự thảo Văn
kiện đại hội cấp mình và cấp trên cần được tiến hành dân chủ, có sự tham gia
rộng rãi của các tổ chức thành viên, cán bộ Mặt trận đương nhiệm; các đồng chí
lãnh đạo chủ chốt của địa phương đã nghỉ hưu và các đồng chí cán bộ Mặt trận
qua các thời kỳ; các chuyên gia trên các lĩnh vực …
- Thảo luận các dự thảo văn kiện tại Đại
hội:
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cấp triệu tập
Đại hội gợi ý những vấn đề trọng tâm trong báo cáo chính trị của Đại hội cấp
mình để các thành viên và đại biểu Đại hội nghiên cứu thảo luận. Đồng thời thảo
luận đóng góp ý kiến dự thảo văn kiện của Đại hội cấp trên và kiến nghị sửa
đổi, bổ sung Điều lệ MTTQ Việt Nam
khóa VII (nếu có).
Việc thảo luận dự thảo văn kiện Đại hội Mặt
trận TQVN tỉnh Lâm Đồng lần thứ VII và dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc Mặt trận TQVN lần thứ VIII thực hiện theo hướng dẫn riêng.
IV. Về công
tác chuẩn bị nhân sự Ủy ban Mặt trận Tổ quốc khóa mới:
1. Về tiêu chuẩn chung của Ủy viên UBMTTQ các cấp:
- Trung thành với Tổ
quốc, tán thành mục tiêu xây dựng nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Nhận thức đúng đắn về
vị trí, vai trò và nhiệm vụ của tổ chức MTTQ Việt Nam . Có năng lực, kinh nghiệm tập
hợp, đoàn kết nhân dân và tự nguyện tham gia Ủy ban MTTQ các cấp.
- Chấp hành đường lối,
chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và Điều lệ MTTQ Việt Nam .
- Có tín nhiệm trong một
tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã
hội hoặc một tầng lớp nhân dân mà mình hoạt động, công tác, cư trú…
- Có sức khoẻ để đảm
nhận công việc được giao.
2.
Về tiêu chuẩn, điều kiện tham gia Ban Thường trực nhiệm kỳ mới:
- Tiêu chuẩn của thành viên tham gia Ban
Thường trực nhiệm kỳ mới phải đảm bảo tiêu chuẩn chung của cán bộ nêu trong
Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh cán
bộ theo Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW ngày 05/11/2012 của Ban Tổ chức Trung ương “Về
công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết số
42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) và Kết luận số 24-KL/TW
ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI)”.
- Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các cấp:
Thực hiện theo Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 20/5/2013 của Ban Bí thư và Chỉ thị số
23-CT/ThU, ngày 28/6/2013 của Ban Thường vụ Thành uỷ Bảo Lộc.
+ Đối với cấp phường xã: Cấp uỷ phân công đồng
chí Uỷ viên Ban Thường vụ hoặc cấp ủy viên giới thiệu để Đại hội bầu giữ chức
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
+ Đối với cấp thành phố: Cấp
uỷ phân công đồng chí trong Ban Thường vụ giới thiệu để Đại hội bầu giữ chức
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp thành phố.
- Về độ tuổi tham gia Ban Thường trực
nhiệm kỳ mới: Thực hiện theo Công văn số 5546-CV/VPTW ngày 15/5/2013 của Văn
phòng Trung ương Đảng thông báo ý kiến Ban Bí thư về độ tuổi tái ứng cử đối với
cán bộ công tác tại MTTQVN và các đoàn thể chính trị - xã hội, cụ thể như sau:
+ Đối với các chức danh mới tham gia lần
đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất cả nhiệm kỳ.
+ Đối với các chức danh tái ứng cử phải
còn thời gian công tác ít nhất nửa (1/2) nhiệm kỳ trở lên.
+ Đối với các chức danh không đủ tuổi tái
ứng cử thì thống nhất thực hiện chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định
số 67/2012/NĐ-CP của Chính phủ, Công văn số 3950-CV/BBTCTW, ngày 20/12/2012 và
Công văn số 4711-CV/BTCTW, ngày 16/5/2013 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng “Về
việc thực hiện chế độ đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử theo nhiệm kỳ Đại hội
các cấp của Đảng, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội”.
3. Cơ cấu của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp phường
xã, thành phố:
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
các cấp phải bảo đảm cơ cấu thành phần theo Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
chú trọng tính tiêu biểu, đại diện, thiết thực, tính ổn định và phát triển; mở
rộng thành phần cá nhân tiêu biểu của các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn
giáo, nhân sỹ, trí thức, doanh nhân, những người am hiểu trên các lĩnh vực kinh
tế - văn hóa - xã hội…; tỷ lệ người ngoài Đảng đạt từ 25 - 30% trở lên để Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thực sự là tổ chức liên minh chính trị,
liên hiệp tự nguyện rộng lớn, tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
3.1. Cơ cấu
thành phần Ủy ban MTTQ cấp thành phố (theo
Điều 22, Điều lệ MTTQVN), gồm:
+ Người đứng đầu của tổ
chức thành viên cùng cấp;
+ Chủ tịch Ủy ban MTTQ
Việt Nam
cấp dưới trực tiếp;
+ Một số Chủ tịch Công
đoàn doanh nghiệp lớn của Nhà nước, công đoàn ngành Trung ương có trụ sở ở địa
phương, đại diện lãnh đạo của một số tổ chức kinh tế tập thể và thành phần kinh
tế khác của địa phương;
+ Một số nhân sỹ, trí
thức, cá nhân tiêu biểu trong các tổ chức, các giai cấp, các tầng lớp xã hội,
các dân tộc, các tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài;
+ Một số chuyên gia ở
những lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của MTTQ Việt Nam ;
+ Một số cán bộ chuyên
trách ở cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp mình.
3.2. Cơ cấu
thành phần Ủy ban MTTQ cấp phường xã (theo
Điều 24, Điều lệ MTTQVN), gồm:
+ Người đứng đầu của tổ
chức thành viên cùng cấp;
+ Các Trưởng Ban công
tác Mặt trận;
+ Một số cá nhân tiêu
biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, người
Việt Nam
ở nước ngoài;
+ Một số Chủ tịch công
đoàn công ty đóng trên địa bàn; đại diện lãnh đạo của một số tổ chức kinh tế
tập thể và thành phần kinh tế khác ở địa phương;
+ Một số cán bộ chuyên
trách và không chuyên trách của Ủy ban MTTQ Việt Nam khóa trước.
- Thực hiện Điều 1, Chương I và khoản 1,
Điều 22, Chương 4 mời tổ chức Đảng và Quân đội ở địa phương cử người đứng đầu
hoặc đại diện lãnh đạo tham gia Ủy ban MTTQVN cùng cấp.
- Các địa phương có nhiều thành phần các
dân tộc và các tôn giáo trong các tầng lớp nhân dân thì Ủy ban MTTQ cấp đó cần
cơ cấu theo hướng có tỷ lệ hợp lý đại diện của các dân tộc và các tôn giáo tham
gia Ủy ban MTTQ cùng cấp.
4. Số lượng Ủy viên Ủy ban MTTQ các cấp:
4.1. Đối với
cấp phường xã :
+ Số lượng Ủy viên Uỷ ban Mặt trận: Từ 30
đến 45 người.
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của xã,
phường số lượng Ủy viên Ủy ban MTTQ cấp xã có thể ít hơn hoặc nhiều hơn quy
định trên, do Ban Thường trực MTTQ cấp trên trực tiếp và cấp ủy cùng cấp thống
nhất quyết định song phải đảm bảo cơ cấu, thành phần theo quy
định của Điều lệ.
+ Số lượng Ban Thường
trực: Từ 3-5 người, gồm: Chủ tịch, 02 Phó
Chủ tịch và các Uỷ viên Thường trực; cụ thể như sau:
* Đối với các xã loại
1 và loại 2:
Kiến nghị với cấp ủy, HĐND cấp xã vận dụng thực hiện theo Nghị quyết 134/2009/NQ-HĐND
ngày 10/12/2009 của HĐND tỉnh về “Quy định chức danh, chế độ phụ cấp đối với
những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn
tỉnh Lâm Đồng”;
* Đối với các xã còn
lại:
Báo cáo với cấp uỷ, bàn bạc với HĐND, UBND để thống nhất số lượng Phó Chủ tịch trước khi tổ chức Đại
hội.
4.2. Đối với
cấp thành phố:
+ Số lượng Ủy viên Uỷ ban Mặt trận: dự kiến 65 người, gồm:
- 25 vị là những người đứng đầu các tổ
chức thành viên cùng cấp;
- 11 vị là Chủ tịch Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
các phường xã;
- 07 vị là Chủ tịch công
đoàn các doanh nghiệp lớn của Nhà nước, công đoàn ngành trung ương, tỉnh có trụ
sở ở địa phương; đại diện lãnh đạo của một số tổ chức kinh tế tập thể và thành
phần kinh tế khác ở địa phương;
- 09 vị là nhân sỹ, trí
thức, cá nhân tiêu biểu trong các tổ chức, các giai cấp, các tầng lớp xã hội,
các dân tộc, các tôn giáo, thân nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- 08 vị là chuyên gia ở
những lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ;
- 05 vị là cán bộ chuyên
trách ở cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố.
- Ban
Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố, dự kiến: 5 vị, gồm Chủ
tịch, 02 Phó Chủ tịch và 02
Ủy viên Thường trực.
5.
Quy trình giới thiệu người tham gia Ủy ban MTTQ các cấp:
- Đối với thành phần đại diện của tổ chức
thành viên cùng cấp và Ủy ban MTTQ cấp dưới trực tiếp:
+ Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cấp tổ chức
Đại hội gửi công văn đến các tổ chức thành viên và Ủy ban MTTQ cấp dưới trực
tiếp đề nghị giới thiệu nhân sự tham gia vào Ủy ban MTTQ khóa mới.
+ Sau khi nhận văn bản đề nghị của các tổ
chức thành viên và Ủy ban MTTQ cấp dưới trực tiếp; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ
cấp tổ chức Đại hội lập danh sách dự kiến tham gia Ủy ban MTTQ khóa mới.
- Đối với cá nhân tiêu biểu ở các lĩnh
vực có liên quan đến hoạt động của MTTQ các cấp:
+ Đối với cá nhân tiêu biểu của khóa
đương nhiệm:
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cấp tổ chức
Đại hội cần rà soát lại những vị là cá nhân tiêu biểu và chuyên gia của khóa
đương nhiệm để đề xuất nhân sự tiếp tục, nhân sự không tiếp tục tham gia khóa
mới. Sau đó trao đổi với các tổ chức, cơ quan, đơn vị đang quản lý các cá nhân
tiêu biểu và chuyên gia để xin ý kiến. Người được giới thiệu để tiếp tục tham
gia Ủy ban MTTQ khóa mới phải tự nguyện và được tổ chức, cơ quan, đơn vị quản
lý đồng ý mới lập danh sách dự kiến tham gia Ủy ban MTTQ khóa mới.
+ Đối với các cá nhân tiêu biểu chưa tham
gia khóa đương nhiệm:
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ khóa đương
nhiệm phát hiện và giới thiệu nhân sự, đồng thời liên hệ với Ban lãnh đạo các
tổ chức thành viên, các cơ quan, các tổ chức có liên quan đến hoạt động của Mặt
trận và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cấp dưới trực tiếp để cùng phát hiện và
giới thiệu nhân sự mới. Tiến hành phối hợp với các cơ quan quản lý cán bộ, xem
xét và thống nhất danh sách dự kiến tham gia Ủy ban MTTQ khóa mới. Người được
giới thiệu để tham gia Ủy ban MTTQ khóa mới phải tự nguyện và được tổ chức, cơ
quan, đơn vị quản lý đồng ý giới thiệu.
- Đối với cán bộ chuyên trách tại cơ quan
Ủy ban MTTQ:
+ Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cấp tổ chức
Đại hội phối với cơ quan quản lý cán bộ cùng cấp tổ chức cho cán bộ, công chức
cơ quan Ủy ban MTTQ cùng cấp tiến hành giới thiệu để lập danh sách dự kiến tham
gia Ủy ban MTTQ khóa mới theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ (kể cả số cán
bộ chuyên trách đang là Ủy viên và Ban Thường trực khóa đương nhiệm).
+ Trên cơ sở quy hoạch, đánh giá cán bộ
và tham khảo ý kiến tín nhiệm của cán bộ, công chức cơ quan, tập thể Ban Thường
trực Ủy ban MTTQ cấp tổ chức Đại hội phối hợp cùng cơ quan quản lý cán bộ trao
đổi và thống nhất về danh sách dự kiến tham gia Ủy ban MTTQ khóa mới.
V. Về cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu dự
Đại hội MTTQ các cấp:
1. Cơ cấu thành phần đại biểu Đại hội các cấp:
Đại biểu Đại hội MTTQ các
cấp phải là những người tiêu biểu, có tín nhiệm, có trình độ và khả năng đóng
góp ý kiến vào những quyết định của Đại hội. Cơ cấu thành phần đại biểu Đại hội
gồm:
- Đại biểu chính thức:
+ Các vị Ủy viên Ủy ban
MTTQ đương nhiệm của cấp tổ chức Đại hội.
+ Đại biểu phân bổ cho
MTTQ cấp dưới trực tiếp và các tổ chức thành viên cùng cấp.
+ Các cá nhân tiêu biểu
được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cấp tổ chức Đại hội giới thiệu làm đại biểu để
hiệp thương cử vào Ủy ban Mặt trận khóa mới.
+ Một số cán bộ chuyên trách
cơ quan MTTQ cấp tổ chức Đại hội.
- Khách mời của Đại hội:
Tùy tình hình cụ thể của
từng địa phương để quyết định khách mời cho phù hợp, gồm có các thành phần: Đại
diện Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp trên, đại diện lãnh đạo cấp
uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, một số đại diện lãnh đạo các cơ quan
đơn vị có quan hệ công tác thường xuyên với Ủy ban MTTQ cùng cấp; đại diện các
Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có công với nước tiêu biểu, cán bộ lãnh đạo
chủ chốt của Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc đã nghỉ hưu...
2. Về thời gian, số lượng đại biểu Đại hội MTTQ
các cấp:
2.1. Đại hội
Mặt trận xã, phường:
+ Số lượng đại biểu chính thức từ 80 – 120 đại biểu. Căn cứ tình hình cụ thể của từng địa phương, có thể tăng thêm số lượng đại
biểu chính thức của Đại hội nhưng không quá 10%.
+
Thời gian Đại hội không quá 01 ngày; thực hiện trong quý IV/2013.
+ Dự
kiến thời gian Đại hội Mặt trận Tổ quốc các xã, phường như sau:
-
Tháng 10/2013, gồm: Phường Lộc Tiến, Phường Lộc Sơn.
-
Tháng 11/2013, gồm: Phường I, Phường B’lao, xã ĐamBri.
-
Tháng 12/2013, gồm: Phường 2, Phường Lộc Phát, xã Lộc Thanh, Lộc Nga, Lộc Châu, Đại Lào.
2.2. Đại hội cấp
thành phố:
+ Số lượng đại biểu chính thức 150 đại biểu.
+ Thời gian Đại hội
không quá 02 ngày, trong tháng 4/2014.
+ Cơ cấu, thành phần đại biểu chính thức Đại hội, dự kiến gồm:
- 65
Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc đương nhiệm.
- 25
vị đại diện các tổ chức thành viên cùng cấp. (cơ cấu, thành phần, số lượng cụ
thể cho từng tổ chức sẽ có văn bản riêng).
- 05
vị cá nhân tiêu biểu dự kiến giới thiệu làm đại biểu để hiệp thương cử vào Ủy
ban Mặt trận khóa mới.
- 55
vị do đại hội các phường xã hiệp thương cử lên. (cơ cấu, thành phần, số lượng
cụ thể cho từng phường xã sẽ có văn bản riêng).
VI. Về việc cử đại biểu dự Đại hội MTTQ cấp
trên:
1. Việc cử đại biểu tham dự Đại hội MTTQ cấp
thành phố:
- Đối với
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các phường xã:
Trên
cơ sở số lượng, cơ cấu thành phần đại biểu do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố
phân bổ, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các phường, xã tiến hành dự
kiến cơ cấu, thành phần, số lượng lập danh sách đoàn đại biểu của
địa phương trình ra đại hội để tiến hành hiệp thương cử đoàn đại biểu đi dự đại
hội cấp thành phố.
Người được cử đi dự Đại hội cấp trên phải được quá nửa (1/2) tổng số đại biểu
dự Đại hội tán thành.
- Đối với các tổ chức thành viên:
Do Ban thường vụ của
các tổ chức dự kiến và biểu quyết giới thiệu lên.
2. Việc cử đại biểu tham dự Đại hội MTTQ cấp
phường xã:
- Đối với
Ban Công tác Mặt trận:
Trên
cơ sở số lượng, cơ cấu thành phần đại biểu do Ủy ban MTTQ cấp phường xã phân
bổ, Ban Công tác Mặt trận lập danh sách trích ngang đoàn đại biểu đi dự Đại hội
MTTQ cấp phường xã (của thôn, tổ dân phố) mình, thống nhất với cấp ủy Chi bộ và
tổ chức hiệp thương thống nhất báo cáo về UBMTTQ phường xã để Ban Thường trực
Ủy ban MTTQ phường xã tiến hành thực hiện các thủ tục triệu tập đại biểu.
- Đối với
các tổ chức thành viên:
Do Ban thường vụ của
các tổ chức dự kiến và biểu quyết giới thiệu lên.
3.
Về việc hiệp thương cử đại biểu dự
khuyết Đại hội MTTQ cấp trên:
Đại hội MTTQ các cấp cần hiệp thương cử đại biểu dự khuyết dự Đại hội MTTQ cấp trên. Số
lượng đại biểu dự khuyết do Đại hội mỗi cấp quyết định.
VII. Trang trí và chương trình đại hội:
1. Chương trình Đại hội
- Lễ chào cờ, hát Quốc
ca.
- Hiệp thương cử Đoàn
Chủ tịch, Thư ký Đại hội.
- Tuyên bố lý do, giới
thiệu đại biểu.
- Đọc diễn văn khai mạc.
- Trình bày báo cáo tổng
kết nhiệm kỳ, dự kiến chương trình hành động của nhiệm kỳ mới (toàn văn hoặc
tóm tắt) và báo cáo kiểm điểm hoạt động của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc khóa cũ.
- Chào mừng của đoàn đại
biểu đại diện các tầng lớp nhân dân, đại diện Mặt trận địa phương bạn (nếu có).
- Báo cáo tổng hợp tình
hình đại biểu đi dự Đại hội MTTQ cấp mình.
- Báo cáo tổng hợp ý kiến
đóng góp vào dự thảo văn kiện của Ủy ban MTTQ cấp mình và ý kiến đóng góp vào
dự thảo văn kiện của Đại hội MTTQ cấp trên và các ý kiến đề nghị sửa đổi Điều
lệ MTTQ Việt Nam
(nếu có).
- Tham luận của đại biểu
dự Đại hội.
- Phát biểu của đại diện
Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp trên, của đại diện cấp uỷ, đại diện
chính quyền cùng cấp.
- Báo cáo danh sách nhân
sự và hiệp thương cử Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc khoá mới.
- Họp Uỷ ban Mặt trận Tổ
quốc nhiệm kỳ mới phiên đầu tiên để cử Ban Thường trực và các chức danh trong
Ban Thường trực (Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên Thường trực).
- Công bố kết quả phiên
họp đầu tiên của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc khoá mới về việc cử nhân sự vào các chức danh trong Ban Thường
trực.
- Ra mắt Uỷ ban Mặt trận
Tổ quốc khoá mới; đại diện Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc khoá mới phát biểu nhận
nhiệm vụ.
- Hiệp thương cử đoàn
đại biểu đi dự Đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp trên trực tiếp.
- Công bố các quyết định
khen thưởng (nếu có).
- Thông qua Nghị quyết
của Đại hội;
- Tổng kết và bế mạc Đại
hội (chào cờ).
* Trước khi diễn ra Đại
hội tổ chức cho đại biểu viếng nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm ở địa
phương.
2.
Về trang trí Đại hội
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa
phương mà tiến hành công tác tuyên truyền và trang trí Đại hội, các nội dung
phải thực hiện:
- Chuẩn bị tài liệu tuyên truyền trước,
trong và sau Đại hội.
- Trang trí tại địa điểm tổ chức Đại hội
và xung quanh phía ngoài (như cờ, pa nô, áp phích, băng rôn…).
- Trong hội trường nhìn từ dưới lên:
+ Phía bên trái phông là cờ Tổ quốc,
tượng Bác hoặc ảnh Bác, chính giữa phông là biểu trưng của MTTQ Việt Nam, dưới
biểu trưng là dòng chữ “Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam….Nhiệm
kỳ….ngày….tháng….năm” (có thể bố trí 2 hoặc 3 hàng với 2 kiểu chữ khác nhau).
+ Dưới chân phông có thể bố trí các cây
cảnh, hoa tươi…
+ Hai bên phía trên hội trường có thể để
2 tấm pa nô, khẩu hiệu hành động hoặc chủ đề của Đại hội.
+ Hành lang hội trường có thể trang trí
tranh cổ động hoặc triển lãm ảnh về các hoạt động của MTTQ Việt Nam .
VIII. Tổ chức hội nghị Ban công tác Mặt trận:
1. Hội nghị Ban công tác
Mặt trận được tổ chức trước khi Đại hội MTTQ cấp xã ít nhất 15 ngày.
2. Chương trình, nội
dung Hội nghị Ban Công tác Mặt trận:
- Quán triệt các Chỉ thị
của Đảng, Văn bản hướng dẫn Đại hội của MTTQ cấp trên.
- Thảo luận góp ý kiến
vào dự thảo Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ và chương trình hành động nhiệm kỳ tới
của MTTQ cấp xã; góp ý bổ sung, sửa đổi Điều lệ MTTQ Việt Nam (nếu có).
- Củng cố kiện toàn Ban
công tác Mặt trận.
- Hiệp thương cử đại biểu
tham dự Đại hội MTTQ xã phường theo số lượng, cơ cấu, thành phần được phân bổ.
- Hưởng ứng phong trào
thi đua của cộng đồng dân cư chào mừng Đại hội MTTQ các cấp theo hướng: Mỗi khu
dân cư xây dựng 01 công trình phục vụ dân sinh (làm đường, xây dựng hội trường
thôn, công trình về cảnh quan môi trường, tặng nhà Đại đoàn kết....)
3. Thành phần:
-Các thành viên Ban công
tác mặt trận;
-Đại diện cấp ủy Chi bộ
Thôn, Tổ dân phố;
-Đại diện Ban nhân dân
Thôn, Ban nhân dân Tổ dân phố;
-Một số cá nhân tiêu
biểu trong Thôn, Tổ dân phố.
IX.
Việc duyệt công tác chuẩn bị đại hội:
- Trước 15 ngày khai mạc Đại hội MTTQ
thành phố, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam thành phố có trách nhiệm trực tiếp báo cáo với Ban
Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh để thống nhất lần cuối về các nội dung đại hội.
- Chậm nhất trước 10 ngày khai mạc Đại
hội MTTQ cấp phường xã, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường xã có trách nhiệm trực tiếp báo
cáo với Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam thành phố để thống nhất lần cuối về các nội dung đại
hội.
- Hồ sơ duyệt công tác tổ chức Đại hội
gồm:
+ Dự kiến chương trình Đại hội.
+ Dự thảo báo cáo tổng kết nhiệm kỳ,
chương trình hành động nhiệm kỳ mới và báo cáo kiểm điểm hoạt động của Ủy ban Mặt
trận khóa cũ.
+ Đề án xây dựng Ủy ban, Ban Thường trực
Ủy ban MTTQ khóa mới, danh sách trích ngang dự kiến Ban Thường trực Ủy ban MTTQ
khóa mới.
X.
Quy trình hiệp thương cử các chức danh lãnh đạo của Ủy ban MTTQ các cấp:
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch hoặc Ủy viên
Thường trực khóa trước triệu tập hội nghị và được hội nghị thỏa thuận cử làm
chủ tọa Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban MTTQ khóa mới để cử Chủ tịch Ủy ban MTTQ
khóa mới.
- Chủ tọa hội nghị giới thiệu nhân sự dự
kiến là Chủ tịch Ủy ban MTTQ khóa mới.
- Hội nghị trao đổi và hiệp thương cử Chủ
tịch Ủy ban MTTQ khóa mới.
- Chủ tịch Ủy ban MTTQ khóa mới chủ trì
Hội nghị và trình bày dự kiến danh sách các Phó Chủ tịch chuyên trách và không
chuyên trách (nếu có).
- Hội nghị trao đổi và hiệp thương cử các
Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN chuyên trách và không chuyên trách (nếu có).
- Chủ tịch Ủy ban MTTQ khóa mới chủ trì
hội nghị và trình bày dự kiến danh sách Ủy viên Thường trực khóa mới theo dự
kiến đã chuẩn bị.
- Hội nghị trao đổi và hiệp thương cử các
Ủy viên Thường trực Ủy ban MTTQ khóa mới.
- Chủ tịch Ủy ban MTTQ khóa mới công bố
danh sách Ban Thường trực đã hiệp thương cử ra.
XI.
Về việc chuẩn y kết quả bầu cử:
- Trong thời hạn 10 ngày sau Đại hội, Ban
Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc khóa mới phải gửi báo cáo về Ban Thường
trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp trên trực tiếp, gồm: biên bản Đại hội, biên
bản hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc lần thứ nhất, công văn đề nghị công nhận
các chức danh Ban Thường trực và sơ yếu lý lịch của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch
và Ủy viên Thường trực.
- Sau khi nhận được báo cáo của Ban
Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp dưới về kết quả cử hoặc bầu, Ban Thường
trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp trên trực tiếp chuẩn y danh sách Ban Thường
trực và các chức danh của cấp dưới theo quy định của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam.
XII. Công
tác tuyên truyền trước, trong, sau đại hội:
Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố và các phường xã phối hợp với các tổ chức thành viên, với đài truyền thanh, truyền hình thành
phố và
các ban văn hóa thông tin của các phường xã xây dựng nội dung, chương trình tuyên truyền
trước, trong và sau đại hội.
Tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức về khối đại
đoàn kết toàn dân tộc; về vị trí, vai trò của MTTQVN, tăng cường động viên các
tầng lớp nhân dân tham gia tích cực vào các phong trào thi đua yêu nước, các
cuộc vận động và tổ chức thực hiện các công trình chào mừng đại hội MTTQVN các
cấp, như: vệ sinh đường làng, ngỏ xóm; hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết v.v…
Thời gian tiến hành: từ tháng 9/2013 – 9/2014.
XIII. Công
tác khen thưởng:
Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố dự kiến số lượng tổ chức, cá nhân
được khen thưởng trong dịp đại hội lần thứ 5 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và phân bổ
cho Mặt trận Tổ quốc phường, xã và các tổ
chức thành viên bình chọn, giới thiệu.
Thời gian tiến hành: xong trước tháng 2/2014.
XIV. Kinh
phí đại hội:
Thực hiện theo qui định hiện hành. Đối với cấp thành
phố dự kiến khoảng 200 triệu đồng.
XV. Tổ chức
thực hiện:
1. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố chọn đơn vị Phường
Lộc Tiến tổ chức Đại hội điểm để rút kinh nghiệm chỉ đạo Đại hội Mặt trận Tổ
quốc các phường xã còn lại.
2. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các
phường xã:
- Tổ chức hội nghị quán
triệt các văn bản chỉ đạo của Đảng, hướng dẫn của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và của Ban
Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh và Kế
hoạch này.
- Chủ động xây dựng kế hoạch Đại hội Mặt trận Tổ quốc
cấp mình.
- Làm việc với cấp ủy,
chính quyền cùng cấp về các điều kiện cho Đại hội cấp cơ sở, nhất là về nhân sự
Ủy viên Ủy ban, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ cấp xã và kinh phí phục
vụ Đại hội. Thường xuyên báo cáo tiến độ, tình hình, kết quả Đại hội các cấp về
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ thành phố.
3. Quá trình triển khai
thực hiện, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố có hướng dẫn bổ
sung phù hợp với chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh và tình hình cụ thể của địa
phương.
Nơi
nhận:
- BTT/UBMTTQ tỉnh;
- Thường trực Thành
ủy;
- Các ban và văn
phòng Thành ủy;
- Thường trực HĐND,
UBND thành phố;
- Phòng Tài chính-kế
hoạch thành phố;
- Các tổ chức thành
viên;
- Ủy viên UBMTTQ
thành phố;
- BTT/UBMTTQ thành phố;
- UBMTTQ các phường xã;
- Lưu VP.
|
TM. ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT
THÀNH PHỐ BẢO LỘC
CHỦ TỊCH
Hoàng Xuân Tỵ
|
0 Nhận xét